<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Giáo Sư Nguyễn Văn Trung Tiết Lộ Điều Gì ?
Tác giả: Nguyễn Mạnh Quang

 

Giáo Sư Nguyễn Văn Trung Tiết Lộ Điều Gì Trong Chuyến Viếng Thăm Năm 2001 ?

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ113.php

          http://sachhiem.net/index.phphttps://ci3.googleusercontent.com/proxy/2OIfegKVr_SOJaBXMAFgw4BCOzx6BJwrWtwCehKIrgrvZYCnltPiTYgzE18t57cvOC-zBDrKU9crkw=s0-d-e1-ft#https://www.sachhiem.net/images/nha.jpg12-Jul-2020

          LTS : Nhân có những vụ tranh cãi sôi nổi về vấn đề Bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập, quanh cách giải thích của ông Trần Đức Cường về việc “bỏ từ ngụy để cho khách quan, trung tính, để mọi người dễ chấp nhận, để tránh miệt thị, bỏ để hoà giải, hoà hợp dân tộc, . . .?". Những lý do khó chấp nhận bởi những người quan tâm, nên chúng tôi đã đặt mua Bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập để tìm hiểu. Sau mấy tháng chờ đợi, ngày 25 tháng 9, năm 2018 chúng tôi mới nhận được. Sau khi đọc và nhận xét các giai đoạn lịch sử đáng quan tâm, tác giả đã nhớ lại câu chuyện Giáo sư Nguyễn Văn Trung tìm đến thăm nhà ông vào năm 2001 và kể trên video clip ngày 24 tháng 7, 2019. (SH)

          Ngay sau khi cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Tacoma, Washington: TXB, 1998 - lần đầu tiên) vừa mới được phát hành vào cuối năm 1998, thì được rất nhiều độc giả trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như ở trong nước nhiệt liệt hưởng ứng. Cũng vì thế mà vào khoảng giữa năm 1999, Tiến-sĩ Sử Học Vũ Ngự Chiêu (giám đốc nhà xuất bản Văn Hóa) gọi điện toại yêu cầu tôi đọc lại cuốn sách này để ông tái bản để đáp ứng cho nhu cầu của bạn đọc. Vì thế mới có ấn bản cuốn sách này vào năm 2000.

          Thời gian đó, có các phong trào lên tiếng của giới con chiên nhà thờ, chống đối tôi bằng nhiều cách, bắt đầu từ lúc tôi cộng tác với các tác giả khác, theo lời kêu gọi của Nhà Xuất Bản Văn Hóa để viết chung một tập sách nhan đề “Nhìn lại Biến Cố 11/11/1960,” lúc đó tôi cũng đang soạn quyển “Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư”. Đài phát thanh (Radio) của ông Nguyễn Quốc Nam lên chương trình “chửi” cá nhân tôi suốt hơn tháng trời. Ngoài ra còn có những bức "thơ rơi" nhằm chụp mũ cho tôi là “Việt Cộng nằm vùng.” Vào thời đó, từ ngữ này có hiệu ứng cô lập người bị chụp mũ rất mạnh mẽ và nhanh chóng, không như ngày nay, chẳng còn tác dụng gì, vì nhiều người đều bị chụp như thế cả. Họ vẫn chưa thỏa mãn với các chiêu trò tấn công cá nhân như thế, người ta kể lại rằng các buổi họp “cộng đồng” ở Seattle đều đem vấn đề của tôi ra “bàn”. Tôi cũng không thể biết nội dung là gì, nhưng có một số bạn khác cho chúng tôi hay rằng họ đã bàn đến chuyện mướn các tay du đảng ở Canada về . . . “xơi tái” tôi !  Một số người thân tín cho hay rằng những người hung hãn đó có thể “làm thật” và khuyên chúng tôi nên báo cáo cho FBI . . . Chi tiết trên đã được kể lại trong quyển Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư nói trên.

          Câu chuyện trên cho thấy những người “chống Cộng chết bỏ”, mà chính yếu là các con chiên “hoài Ngô” đã bị bức xúc cùng cực và bẽ bàng trước những sự thật và bằng chứng bất khả phủ bác đã được chúng tôi nêu lên trong những tác phẩm của chúng tôi.

          Trong số đó chắc chắn có khá nhiều con chiên Ca-tô thuộc loại trí thức khoa bảng có chức vụ trong lãnh vực giáo dục ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Một trong những người này là Giáo-sư Nguyễn Văn Trung, đã từng là Trưởng Ban Triết Tây Phương tại trường Đại Học Văn Khoa Sàigòn trong nhiều năm trước tháng 4/1975, từ năm 1993 ông định cư ở Montréal, Canada. Người trí thức thì chắc chắn có phương cách hay "chiến thuật" chống đối hoàn toàn khác hơn những người kia. Và câu chuyện sau đây sẽ nói lên phương cách đó.

          Vào khoảng đầu tháng 11, 2001, báo Chính Luận ăn mừng 10 năm ra báo ở thành phố Seattle, Washington, ông Lê Điền chủ nhiệm tờ báo có mời GS Nguyễn Văn Trung đến chung vui. Vào khoảng 3 giờ chiều ngày Thứ Sáu trong tuần lễ đầu tháng 11/2001, nhân dịp bay đến Seattle để tham dự, Giáo-sư Nguyễn Văn Trung gọi điện thoại nói chuyện với tôi và yêu cầu được đến thăm chúng tôi tại tệ xá, và muốn gặp cả vợ tôi. Tôi suy nghĩ, ngoài chuyện chỉ được nghe danh ông nhưng chúng tôi chưa hề gặp mặt ông một lần nào cả, thế mà ông ta lại muốn gặp vợ tôi để nói một chuyện cần thiết thì quả thật là một chuyện bất bình thường. Vì thế tôi nói "xin ông bỏ qua chuyện đó" và cúp đỉện thoại vì còn phải lái xe đón vợ tôi từ bến phà.

          Trên đường về nhà, tôi kể lại cho vợ tôi cuộc điện thoại của Giáo-sư Nguyễn Văn Trung và kể lại việc tôi đã từ chối cho ông đến nhà. Nghe nói như vậy, vợ tôi lại cho rằng cần được nghe ông ta nói chuyện để xem ý đồ của ông ta như thế nào. Bà xã tôi nói, mình dư sức đối phó với những ý đồ của người trí thức Ca-tô giáo.

          Về đến nhà, tôi lại gọi lại để đòng ý cho ông Trung đến nhà. Ông rất hoan hỉ, và tôi hẹn sáng hôm sau. Y hẹn, sáng Thứ Bảy chúng tôi lái xe đến Tòa Soạn Báo Chính Luận ở Seatlle để đón ông về nhà ăn trưa và nói chuyện.

          Trong thời gian di chuyển, chúng tôi cũng chỉ xã giao vì đó là lần đầu tiên gặp mặt. Xe vừa đậu ở sân nhà thì ông mở cửa bước xuống vừa hỏi tôi:

          - Ông lấy tư cách gì mà gửi thư cho Giáo Hoàng John Paul II ?

          Tôi vừa ngạc nhiên với ý nghĩ của ông ấy, vừa thản nhiên trả lời :

          - Tôi được giáo dục từ bé : “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” Huống chi tôi cũng được ăn học, không đến nỗi là một đứa thất phu, tại sao tôi lại không thể lấy tư cách là một công dân của một nước nạn nhân của Giáo Hội La Mã để nói lên nỗi lòng bức xúc của dân mình ?”

          Vào nhà tôi, bà xã tôi lo thức ăn trưa, ông Trung trò chuyện với vợ chồng chúng tôi từ khoảng 10 giờ sáng cho đến hơn 3 chiều. Những đề tài xoay quanh :

          (1) tư thế chính trị và những việc làm bất chính của chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, và

          (2) vai trò của Giáo Hội La Mã trong dòng lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.

          Vào chuyện, ông Trung mở đầu bằng câu nói :

          “Trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963, ấn bản năm 2000, anh trích dẫn bài viết của tôi “Một Số Tình Hình Đặc Biệt Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam” Trích từ Tuyển Tập II Tại Sao Không Theo Đạo Chúa (Spring, TX: Mr Rosa, 1998), nhưng lại bỏ sót một đoạn mà tôi cho rằng quan trọng.” Vậy trong tác phẩm kế tiếp của anh, tôi yêu cầu anh phải đăng bài viết này của tôi.”

          Tôi đáp : “Nếu câu trích của tôi không làm thay đổi ý nghĩa của câu trích, thì tại sao phải đăng những câu không liên quan ? Vả lại, luật trích dẫn mà không vi phạm tác quyền là không trích quá nhiều” Nói xong tôi vào thư phòng tìm cuốn sách mà các anh em chúng tôi đã xuất bản. Trong lúc đó ông lặp lại yêu cầu trên, vợ tôi đáp lời :

          “Chắc chắn là ông xã của tôi sẽ đăng bài viết mà ông yêu cầu, nhưng chúng tôi cần phải đọc bài viết đó của ông xem nó có liên quan gì không, trước khi đăng.”

          Tức thì, ông Trung móc túi lấy ra xấp giấy khoảng 3 tờ khổ 8 X 11 trong đó là bài viết đã đánh máy sẵn của ông trao cho bà xã tôi. Đọc xong, bà xã của tôi nói :

          “Bài viết này của ông yếu quá !”

          Về sau, bà xã tôi giải thích với tôi rằng, một trí thức khi viết điều gì, nhất là liên quan đến sử, là phải dựa vào những chứng cớ, những dữ kiện, nằm trong những tài liệu khả tín hoặc là chứng nhân, chứ ai lại “viết theo thế lực” nhất là khi mình không bị ảnh hưởng của thế lực đó. Vì thế bà xã tôi rất ngạc nhiên trước những câu trong bài viết của ông ấy, và được ông nhắc lại ở ngoài, rằng : “Tôi cam đoan với ông bà, là trong vòng 5, 6 năm nữa thôi, chính quyền Cộng Sản sẽ trở lại viết theo như thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây”.

          Nghe vợ tôi nói như vậy, ông Trung gần như ngất xỉu như muốn té. Chúng tôi phải vội vã chạy tới đỡ ông.

          Sau đó chúng tôi bắt đầu mời ông Trung cùng ăn trưa vừa nói chuyện. Tôi đặt ra vấn đề :

          - Ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm dựa vào lý do hay căn bản nào để cấp giấy phép cho Giám Mục Ngô Đình Thục được quyền khai thác gỗ rừng trong các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương và Long Khánh ?

          Ông Trung không trả lời, và quay ra trách ông Thục rằng chính ông Thục đã chơi xấu với ông, tìm cách ngăn cản không cho ông dạy tại Đại Học Đà Lạt và Đại Học Huế.

          Tiếp theo, tôi kể chuyện khi tôi đang học Đại Học Sư Phạm dở dang, nhưng bị hiến binh đến trường giao thư gọi nhập ngũ trở lại, dù đã học khóa 7 sĩ quan trừ bị Thủ Đức rồi. Bạn tôi nói với tôi sẽ giới thiệu một người có thể giúp tôi, và đưa tôi đến gặp Linh-mục Mai Ngọc Khuê. Sau khi nghe tôi trình bày câu chuyện, linh mục Khuê, ý muốn thừa dịp này lôi kéo tôi theo đạo, bèn nói rằng :

          “Chúng tôi chỉ có thể công bằng với các con của Chúa! Anh không phải là con của Chúa, thì tôi không thể giúp cho anh được . . .”.

          (Chuyện này đã được kể lại trong Tiết Mục 6 “Bị Gọi Tái Ngũ Theo Học Khóa 13 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức” và sẽ được đưa lên Fb. Nguyễn Mạnh Quang trong tháng 10/2018 này.)

          Thấy tôi kể những chuyện vừa thật thà vừa cương trực, ông Trung nói, “Nếu có thiên đường, tôi tin rằng, anh chắc chắn được lên đó.”

          Lẩn quẩn một hồi, ông Trung trở lại nói chuyện về những bài viết của anh em chúng tôi (lúc đó họ thường gọi là Nhóm Giao Điểm vì được báo Giao Điểm đăng bài) từng viết thư cho Giáo Hoàng, và vạch trần sự thật về các nhân vật như Alexandre De Rhodes, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ mà thế lực Thiên Chúa Giáo đã dày công tô điểm, xóa tội, đổi thành công. Ông nói rằng :

          “Nếu bây giờ chúng tôi tổ chức một cuộc hội thảo để nhận xét và mấy tác phẩm mới xuất bản của anh, anh sẽ nghĩ như thế nào ?”

          Không một chút suy nghĩ, tôi trả lời :

          “Nếu những thành phần tham dự cuộc hội thảo này gồm toàn những con chiên cuồng đạo hay “hoài Ngô” như các ông Luật Sư Nguyễn Văn Chức, Cao Thế Dung, Lữ Giang, v.v…, thì họ sẽ cho rằng mấy cuốn sách của tôi mới xuất bản chỉ đáng liệng vào sọt rác. Nhưng nếu cuộc hội thảo này gồm toàn những người trí thức biết rõ tư thế bất chính và những việc làm tội ác trời không dung đất không tha của các chính quyền miền Nam đối với dân tộc và tổ quốc Việt Nam, thì ông nghĩ sao?”

          Ông Trung làm thinh, nhưng rồi ông ta lảng sang chuyện khác :

          “Nếu sau này chính quyền Việt Nam hiện nay cho xuất bản những quyển sử với những nhận xét trái ngược với các anh, nghĩa là viết giống như chúng tôi, thì anh nghĩ sao?”

          Tôi nói :

          “Những sự kiện lịch sử đã xẩy ra trong quá khứ là bất di bất dịch, không thể nào nói khác đi được. Những ý kiến hay những nhân xét của bất kỳ chính quyền nào đưa ra nếu có mục đích phục vụ cho nhu cầu chính trị cấp thời của giai đoạn đó đều không có giá trị !”

          Cũng vì thế mà, ở Trung Quốc trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, sử quan Đông Hồ nói với quan Tể Tướng (Thủ Tướng) Triệu Thuẫn rằng :

          “Đã là sử, bao giờ cũng mang tính chất thật tại, đâu phải uốn nắn theo ý muốn của con người. Đầu tôi có thể rơi, nhưng đoạn sử (này) không thể sửa được.”

          Triệu Thuẫn buồn rầu nói :

          “Thế mới biết, quyền chép sử là một quyền tuyệt tối !  Tiếc thay !  Ta đã không làm tròn bổn phận để phải mang tiếng nghìn đời!” (Mộng Bình Sơn, Đông Châu Liệt Quốc - Tập 2 (Fort Smith, AR:NXN Sống Mới, 1980 ?), tr. 541.

          Tôi nói thêm :

          - Hơn nữa, có thể trong nước không đủ tài liệu, lại có thể bị Thiên Chúa Giáo lèo lái quá lâu, thì nhận xét sẽ bị thiên lệch, méo mó.

          Đến khoảng 3 giờ chiều mới vãn chuyện và mọi người đều cảm thấy vui vẻ. Chúng tôi lái xe đưa ông Trung về Seattle. Đến đây, chúng tôi tưởng như mọi việc chấm dứt, không còn gì để nói nữa. Nhưng sáng hôm sau, ngày Chủ Nhật, vào khoảng 10 giờ, ông Trung lại gọi điện thoại để được nói chuyện với vợ tôi. Tôi ở ngoài chỉ nghe tiếng vợ tôi trả lời. Sau đó, vợ tôi kể lại rằng ông Trung ngập ngừng nhắc nhỡ “phải làm tròn nghĩã vụ của một người Công Giáo” nghĩa là chống lại công việc biên soan các tác phẩm nói về Giáo Hội La Mã và các chính quyền Thiên Chúa Giáo ở Miền Nam. Việc chống lại những ai nói sự thật không tốt của Giáo Hội La Mã là việc rất phổ biến của gần như tất cả các con chiên ngoan đạo, giống như vợ con ông Charlie Nguyễn đã đối xử tệ bạc với chồng với cha mình trước đó ở Houston, Texas chỉ vì Charlie Nguyễn viết sách chống lại đạo Công giáo La Mã. Nhưng bà xã tôi đã nhắn nhủ lại ông Trung một cách lịch sự như sau:

          "Thưa thầy, con biết việc thầy muốn nhắc nhỡ trước khi thầy đến thăm nhà con, nhưng con muốn chứng tỏ với ông xã con và các người bạn của ông ấy rằng ít nhất đạo Công Giáo La Mã còn có người biết tôn trọng sự thật. Ông xã con là người thật thà, và con yêu mến những gì ông xã con tranh đấu cho sự thật. Thầy không cần khuyên con !"

          Dù không phải là học sinh của ông Trung bao giờ, nhưng xét về tuổi tác và chức danh Giáo Sư của ông Trung, bà xã tôi đã gọi ông ấy bằng “Thầy” và xưng “con”.

          Tại Sao Giáo sư Trung Tin Chắc Rằng Nhà Nước Việt Nam Sẽ Viết Sử Ngược Trở Lại Như Thời Đạo Phiệt Việt Nam Cộng Hòa ?

          Dù sao thì lời nói của Giáo-sư Nguyễn Văn Trung ở trên cũng đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều và đặt ra vấn đề là rất có thể ông Trung đã biết rõ kế sách trèo cao lăn sâu vào cơ quan đặc trách về giáo dục, văn hóa, và bộ phận đặc trách vấn đề biên soạn sách sử để “uốn nắn theo ý muốn” của giáo triều Vatican. Ý nghĩ này cứ lởn vởn trong đầu óc tôi kể từ đó. Nhưng câu chuyện đó chỉ có ông Trung và có thể những người bên trong của thế lực Thiên Chúa giáo mới biết, còn vợ chồng chúng tôi là những người không có thế lực nào, lại bị cô lập từ lúc viết sự thật về ông Ngô Đình Diệm, nói ra chẳng ai nghe, viết ra chẳng ai đọc.

          Tình trạng này khiến cho quyết tâm tôi biên soạn kế sách mà giáo triều Vatican đã triệt để thi hành ở các nước Anh, nước Pháp cũng như ở Việt Nam và tìm đọc tài liệu liên hệ để thực thi kế hoạch như đã đề ra. Cuối cùng, vào khoảng tháng 3 năm 2009, tôi hoàn tất biên soạn tập sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam và công bố trên trang nhà sachhiem.net và sachhiem.org, trong đó có :

          Chương 15 : Kế Sách Vatican Xâm Nhập Vào Giai Cấp Lãnh Đạo Nướcc Anh : (Bài 1, Bài 2)

          Chương 16 : Kế Sách Vatican Xâm Nhập Vào Giai Cấp Lãnh Đạo Nước Pháp : (Bài 1, Bài 2)

          Chương 17 : Kế Sách Vatican Trèo Cao Lặn Sâu Và Dùng Tín Đồ Để Gây Bạo Loạn Chống Lại Tổ Quốc Và Dân Tộc Việt Nam : (Bài 1, Bài 2)

          Trong kế sách xâm nhập vào giai cấp lãnh đạo chính quyền tại các nước Anh, Pháp và Việt Nam như nói ở trên, giáo triều Vatican đã sử dụng rất nhiều thủ đoạn khác nhau, mà thủ đoạn nào cũng siêu việt và rất thần sầu quỷ khốc. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, thì thông dụng nhất là giáo triều Vatican thường sử dụng mấy kế sách dưới đây :

          KẾ SÁCH 1 :  Kế sách này đã trở thành thói quen trong nếp sống văn hóa “Phong Bì” trong đạo Ca-tô: Theo kế sách này, người được giao phó thực thi thủ đoạn này để một số tiền (ít hay nhiều tùy theo công việc mà họ mong muốn được thực hiện và tùy theo chức vụ hay quyền lực của đối tượng mà họ mua chuộc) để làm món quà xã giao khi nói chuyện với đương sự. Đây là nếp sống văn hóa rất thông dụng trong xã hội Ca-tô. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong bài viết có nhan đề là “Nếp Sống Văn Hóa Phong Bì Trong Xã Hội Ca Tô Rô Ma” và đã được phổ biến trên FB Nguyễn Mạnh Quang.

          KẾ SÁCH 2 :  Kế sách này được gọi là “Mỹ nhân kế” :  Đây là kế sách được thực hiện bằng cách dùng một nữ chiên thuộc loại sắc nước hương trởi thuộc một gia đình có thế lực để thành hôn với một đối tượng có thể được đưa lên nắm giữ một chức vụ chỉ huy quan trong tại một quốc gia đối tượng mà giáo triều Vatican nhắm tới với dã tâm là người nữ chiên này trở thành người ở trong chốn phòng the để có thể ngày đêm thủ thỉ với ông chồng sẽ làm những công việc theo ý muốn của giáo triều Vatican. Đọc lịch sử Âu Châu, tôi thấy có 3 trường hợp mà giáo triều Vatican sử dụng kế sách này:

          a.-/ Trường hợp thứ nhất: Kế sách này được tiến hành để xâm nhập vào triều đình Anh quốc trong mưu đồ biến vua Anh thành vua bù nhìn con rối của giáo triều Vatican. Chuyện này hơi dài dòng, nhưng thiết tưởng cần phải đưa lên đây để mọi người cùng biết thâm ý trong “Mỹ Nhân Kế” giáo triều Vatican thường sử dụng để sai khiến những người có quyền thế làm tay sai phục vụ theo ý muốn của họ. Chuyện như sau :

          Ngay khi Vua James I vừa mới qua đời, Hoàng Tử Charles (sinh ngày 19/11/1600) được đưa lên kế vị với vương hiệu là Charles I. Có lẽ vì chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng của vua cha trong tác phẩm “the Trew Law of Free Monarchies”, Vua Charles I (1600-1649) cũng biện minh quyền lực của nhà vua là do Thượng Đế mà có, không ai có thể tước đoạt được quyền lực của nhà vua, và nhà vua chỉ chịu trách nhiệm với Thượng Đế, chứ không phải với nhân dân hay Quốc Hội. Cũng vì thế mà vua Charles I mới tuyến bố rằng, “Ngoài Thượng Đế ra, vua chúa không cần phải giải thích với người nào về những việc làm của họ.” (Kings are not bound to give an account of their actions but to God alone.”) Những lời tuyên bố này đã khiến cho các bậc thức giả lo sợ rằng rất có thể Vua Charles I sẽ trở thành một bạo chúa. Những hành động ra lệnh đánh nhiều thứ thuế (cưỡng thu) và cai trị bằng pháp luật theo ý muốn của ông mà không cần đến sự chấp thuận của Quốc Hội khiến cho nhân dân chống đối mãnh liệt. Đây là một trong những lý do khiến cho sử gia Nigel Cawthorne ghi nhận ông là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.

          Những lời tuyên bố ngang ngược trên đây của nhà vua rất phù hợp với chủ trương của Vatican. Thói đời, “chu tầm chu, mã tầm mã”. Vì thế, Vatican mới không bỏ lỡ cơ hội bằng vàng này để tìm đủ mọi cách móc nối hầu có thể lùa ông vua này vào “cái tròng Ca-tô” (Catholic loop) nhằm đem nước Anh trở lại với Giáo Hội La Mã.

Công chúa Henrietta Maria

          Thế rồi, không biết qua sự sắp đặt mai mối như thế nào mà Vua Charles I lại thành hôn với công chúa Henrietta Maria (sinh ngày 25/11/1609) của nước Pháp, một tín đồ Ca-tô cuồng tín. Công chúa Henrietta Maria là em gái Vua Louis XIII (1601-1643) và là con gái Vua Henry IV của nước Pháp. Vua Henry IV bị phe Vatican ám sát chết vào ngày 14/5/1610.

          Để có thể suy ra bàn tay bí mật nào đã sắp đặt cuộc hôn nhân giữa Vua Charles I của nước Anh và công chúa Henrietta Maria của nước Pháp, thiết tưởng cũng nên biết rõ vai trò của Vatican trên sân khấu chính trị của nước Pháp vào thời điểm này.

          Tại Pháp, vào ngày 14/5/1610, Vua Henry IV (1589-1610) bị một tín đồ Ca-tô cuồng tín tên là François Ravaillac (1578-1610) ám sát chết vì nhà vua thi hành chính sách khoan dung đối với tín đồ Tin Lành bằng việc ban hành Sắc Lệnh Nantes vào ngày 13/4/1598. Ngay sau đó, Louis XIII (sinh ngày 27/9/1601), được đưa lên nối ngôi. Đồng thời, giáo hội lại bố trí cho Hồng Y Richelieu (1585-1642) nắm giữ chức vụ thủ tướng, thao túng việc triều cương, quyết định tất cả mọi vấn đề nội chính cũng như đối ngoại. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ bàn tay của Vatican quả thật là ghê gớm.

Hồng Y Richelieu

          Ở đây, người viết chỉ nói đến việc ông quyết định tất cả mọi vấn đề đối ngoại. Với quyền lực này của Hồng Y, chúng ta có thể suy đoán ra có bàn tay sắp đặt của Vatican trong cuộc hôn nhân giữa Vua James I của nước Anh và Công Chúa Henrietta Maria, em Vua Louis XIII của nước Pháp. Rõ ràng là cuộc hôn nhân này nặng tính cách chính trị và nằm trong chính sách dùng hôn nhân để “mở rộng nước Chúa” của Vatican mà ngôn ngữ chính trị gọi là “mỹ nhân kế”.

          Nói đến việc quyết định tất cả mọi vấn đề đối ngọai, chúng ta cũng nhớ lại, trong chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower (20/1/1953 - 20/1/1961), có hai anh em tín đồ ngoan đạo của Vatican: ông John Foster Dulles, nắm giữ chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao, và người em là Allen W. Dulles, nắm giữ chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA). Cả hai chức vụ này đều có quyền quyết định hầu hết chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nhờ vậy mà hai anh em ông Dulles đã dễ dàng đưa người đồng đạo của họ là ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican.

          Trở lại cuộc hôn nhân chính trị giữa vua Anh Charles I (1600-1649) và công chúa Henrietta Maria. Đây là cuộc hôn nhân được sắp xếp có mục đích đem quyền lực của Vatican vào trong triều đình Anh. Mục đích này được thể hiện ra qua những hành động phản loạn của Hoàng Hậu Henrietta Maria mưu đồ tiêu diệt Quốc Hội Anh để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô theo đúng truyền thống của Vatican. Vì thế mà nước Anh rơi vào tình trạng nội chiến giữa một bên là Quốc Hội Anh được tuyệt đại khối nhân dân triệt để ủng hộ và một bên là vợ chồng Vua Charles I liên minh với nước Pháp (thời Vua Louis XIII (1610-1643) [quyền hành nằm trọn trong tay Hồng Y Richelieu] và Vua Louis XIV (1643-1715) [quyền hành nằm trọn trong tay Hồng Y Mazarin (khi nhà vua chưa trưởng thành)] cùng với Vatican. Sự kiện này được sách sử ghi nhận như sau :

          “Càng ngày bà Henrietta Maria càng tham gia vào chính sự khi mà đất nước đang xẩy ra xung đột rồi bùng lên thành nội chiến (giữa Quốc Hội và Nhà Vua) trong suốt thập niên 1630. Bà tỏ ra khinh miệt các triều thần theo hệ phái Thanh Giáo, chuyển hướng đối ngoaị, kết thân với Tây Ban Nha và mưu đố đảo chánh, tấn công các dân biểu quốc hội. Khi sắp xẩy ra chiến tranh, bà tích cực vận động gây quỹ để ủng hộ chồng bà, nhưng bà lại hoàn hoàn trông cậy vào nguồn tài trợ của Vatican như Giáo Hoàng Urban VIII (1623-1644) và người Pháp. Hành động này làm cho rất nhiều người căm giận và là trở ngại cho những cố gắng của Vua Charles I. Đồng thời, bà lại có cảm tình với những người đồng đạo Ca-tô của bà và còn đặc cách tổ chức lễ cầu siêu (theo nghi thức Ca-tô) cho Linh-mục Richard Blount, S.J. ở trong nhà nguyện riêng của bà tại Somerset House khi ông này chết vào năm 1638 .

          Tháng 8 năm 1642, khi chiến tranh bùng nổ, Bà còn ở lục địa Âu Châu. Bà tiếp tục gây quỹ cho hoàng gia, và mãi đến đầu năm 1643 bà mới về nước Anh. Bà mang theo quân đội và vũ khí về Bridlington đóng ở Yorshire, gia nhập lực lượng của hoàng gia ở phía bắc nước Anh và chọn York là nơi tổng hành dinh của bà. Bà cùng ở với quân đội này ở miền Bắc trong mấy tháng rồi kết hợp với nhà vua ở Oxford. Sau đó quân đội của xứ Scotland nhẩy vào can thiệp tiếp viện cho Quốc Hội quân đội của Hoàng Gia bị thảm bại. Nhưng nhà vua lại từ chối, không chấp nhận những điều kiện nghiêm khắc để cho bà Henrietta Maria cùng với mấy người con trốn sang nước Pháp vào tháng 7 năm 1644. Năm 1649, Vua Charles bị hành hình, để lại bà sống trong cơ cực.”

          Nguồn : “Henrietta Maria”, Wikipedia, the free encyclopedia. (“Henrietta Maria increasingly took part in national affairs as the country moved towards open conflict through the 1630s. She despised Puritan courtiers to deflect a diplomatic approach to Spain and sought a coup to pre-empt the Parliamentarians. As war approached she was active in seeking funds and support for her husband, but her concentration on Catholic sources like Pope Urban VIII and the French angered many in England and hindered Charles' efforts. She was also sympathetic to her fellow Catholics and even gave a requiem in her private chapel at Somerset House for Father Richard Blount, S.J. upon his death in 1638. In August 1642, when the conflict began, she was in Europe. She continued to raise money for the Royalist cause, and did not return to England until early 1643. She landed at Bridlington in Yorkshire with troops and arms, and joined the Royalist forces in northern England, making her headquarters at York. She remained with the army in the north for some months before rejoining the King at Oxford. The collapse of the king's position following Scottish intervention on the side of Parliament, and his refusal to accept stringent terms for a settlement led her to flee to France with her sons in July 1644. Charles was executed in 1649, leaving her almost destitute.”)

          Sự kiện vua Charles I bị đưa lên đọan đầu đài cho chúng ta thấy người dân Anh đã cương quyết dứt khoát loại bỏ cái quan niệm về tính cách thiêng liêng của cá nhân người làm vua theo quan niệm và lời dạy dỗ của Vatican như sách sử đã ghi nhận :

          “. . ., một triết gia Âu Châu khác là thánh Aquinas (1225-1274) chủ trương rằng nhà vua được thượng đế chọn lựa cho nên nhân dân phải dùng các phương tiện hợp pháp để trục xuất một vị vua gian ác; nhân dân KHÔNG THỂ LÀM CÁCH MẠNG giết vua để thay đổi cơ chế chính quyền. Theo Aquinas, nhân dân thà có một ông vua gian ác còn hơn là phải đối đầu với hiểm họa đất nước bị phân chia. Sự cai trị độc ác của một lãnh tụ có thể phản ảnh ý định trừng phạt người dân của Thượng Đế; và nếu các phương tiện hợp pháp không thể trục xuất vị lãnh tụ gian ác, người dân chỉ còn có một cách duy nhất là cầu nguyện Thượng Đế. Nếu Thượng Đế (tức là Nhà Thờ Vatican) không đáp lời để bắt buộc vị lãnh tụ quốc gia đó phải thoái vị hay từ chức, thì nhân dân phải chấp nhận vị lãnh tụ gian ác này bởi vì đó là ý của Thượng Đế (Nhà Thờ Vatican.”Dương Thành Lợi, Triết Lý Quốc Trị Đông Phương (Toronto, Canada: Làng Văn, 1997), tr. 93.

          Xin quý độc giả bấm cái link (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_15a.php) để biết rõ thêm nhiều hơn nữa.

          b.-/ Trường hợp thứ hai: Mỹ nhân kế được tiến hành ở Pháp với mưu đồ lùa Tổng Thống Louis Napoléon của chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa Pháp quốc vào cái tròng Ca-tô (Catolic loop) để làm vua tay sai cho Giáo Hội La Mã.

          Louis Napoléon là con người có thủ đoạn chính trị và có tham vọng quyền lực. Cũng vì thế mà ngay khi vừa được tuyển chọn lên nắm chính quyền, ông liền tìm cách liên kết với phe bảo thủ và phản động để củng cố thế lực và dần dần biến chính quyền thành một chế độ độc tài vào cuối năm 1851. Đến cuối năm 1852, sau khi đã bố trí được tất cả các tên tay sai đắc lực vào nắm giữ tất cả những chức vụ chỉ huy các cơ quan quan trọng trong chính quyền, ông tuyên bố nước Pháp là một đế quốc theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền và tự tuyên xưng là “hoàng đế”. Sách sử gọi ông là Hoàng Đế Napoléon III.

          Việc làm này làm cho những thành phần có tinh thần cách mạng cấp tiến chống lại ông. Là con người có khả năng rất nhậy cảm về chính trị, ông đã tiên liệu được tình trạng này. Vì thế, trước khi hành động, ông đã bí mật liên kết với các thế lực phản động và bảo thủ để chuẩn bị chống lại phe cấp tiến. Thấy vậy, con cáo già Vatican liền chộp lấy cơ hội bằng vàng này, tìm cách liên kết với Louis Napoléon để khai thác.

          Thế là chẳng bao lâu, tháng 1 năm 1853, Vatican sắp đặt được một nữ tín đồ ngoan đạo Eugénie Marie de Montijo de Guzmán hết sức quyến rũ, mới có 27 tuổi (sinh năm 1826) người nước Tây Ban Nha trở thành người bạn chung chăn chung gối với ông hoàng đế xấu xí sắp bước vào cái tuổi “tri thiên mệnh”.

Hoàng Hậu Eugénie

          Như vậy là Vatican đã bố trí được người thân tín của Tòa Thánh vào nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng ở trong triều đình Vua Napoléon III. Nhân vật này (Hoàng Hậu Eugénie) có ảnh hưởng vô cùng lớn lao trong chính sách đối ngoại của nước Pháp trong thời Đệ Nhị Đế Chính (Triều đình Hoàng Đế Napoléon III).

          Kể từ đây, khối tín đồ Da-tô “ngoan đạo” trong các vùng Bretagne, Normandie và Vendée và ở rải rác nhiều nơi trong toàn quốc trước kia quyết tâm chống lại Cách Mạng 1789 và chống chính quyền của Hoàng Đế Napoléon I, bây giờ triệt để ủng hộ và bảo vệ chính quyền của Tổng Thống Louis Napoléon (Napoléon III). Tình trạng này giống y hệt như tín đồ Ca-tô người Việt ở miền Nam ủng hộ vô điều kiện và triệt để bảo vệ các chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

          Nhìn một cách tổng quát, chúng ta thấy rằng, sau khi người nữ tín đồ Da-tô ngoan đạo Eugénie trở thành hoàng hậu của nước Pháp, nghiễm nhiên, quyền lực của Vatican ngự trị ở ngay trong hậu trường triều đình Hoàng Đế Napoléon III. Vì thế mà những người của Giáo Hội La Mã như Tổng Giám Mục Bonnechose thuộc địa phận Rouen, Bá Tước Brenier, Cintra được đưa vào nắm giữ những vai trò quan trọng trong chính quyền, hoặc là chính thức, hoặc là chỉ giữ một vai trò “chìm” ở hậu trường.

          Cũng nên biết, trong thời gian này, Vatican triệt để khai thác vị thế của Hoàng Hậu trẻ đẹp Eugenie bằng cách gửi các tay thuyết khách đến tận triều đình Paris để phối hợp với Hoàng Hậu và Tổng Giám Mục Bonnechose ở Rouen, Bá Tước Brenier, Cintra để cùng thuyết phục nhà vua liên kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Sự kiện này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần ghi lại trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Thực Dân Tại Việt Nam như sau :

          "Nhưng chính yếu nhất là những vận động để được sự hỗ trợ của các nhân vật quan trọng như Tổng Giám Mục Bonnechose của vùng Rouen và của chính Hoàng Hậu: những vận động ấy đã thành công trong việc thuyết phục Napoléon III dù lúc ấy ông không có kế hoạch thuộc địa nào nào rõ rệt. Các cuộc vận động này đến từ hai giáo sĩ thừa sai: Linh Mục Huc, thành viên của Hội Thánh Lazare, cựu sứ bộ tòa thánh ở Trung Quốc, Tartarie và Tây Tạng, tác giả của sách Gia-tô giáo ở Trung Quốc, Tartarie và Tây Tạng, cùng nhiều tác phẩm khác về Trung Quốc, và Giám Mục Pellerin, Khâm sai tòa thánh tại Bắc Nam Kỳ."

          “Trong văn thư đệ lên Hoàng đế, Linh-mục Huc trình bày các mối lợi mà việc chiếm Việt Nam có thể mang lại cho Pháp . . ..” Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam 1857-1914 (Hà Nội : Nhà Xuất Bàn Hồng Đức, 2014), tr. 39.

          “Về phần Giám Mục Pellerin, lúc đầu ông tuyên bố chỉ cần đến Huế buộc nhà vua ký một hiệp ước và công bố một sắc dụ. Nhưng khi Cintrat và Fleury tỏ ý nghi ngờ về hiệu quả và hành động để bảo đảm quyền lợi của tôn giáo, thương mại và chính trị, Giám- mục Pellerin lựa chọn dứt khoát giải pháp bảo hộ. Ông nói:“Sự ký một hiệp ước với Vua, sự có mặt của một lãnh sự, việc mở các cảng, việc phô trương lực lượng hải quân có thể bảo đảm quyền lợi của chúng ta, nhưng một sự chiếm đóng hay một nền bảo hộ thì thích đáng hơn nhiều.” Để xác định rõ ý kiến của mình, ông khuyên “ngay khi vừa đến, nên bắt giữ Vua và để lại cho Vua một quyền hữu danh vô thực” thay vì tuyên bố truất phế Vua và chiếm đóng xứ sở, là các biện pháp mà theo ông “có thể đụng chạm đến tình cảm quốc gia và gây nên rắc rối về đối nội cũng như đối ngoại.” Ông cũng tiên liệu trường hợp bi thảm là nhà Vua sẽ tự treo cổ “cùng với tể tướng của Vua”: nếu thế, càng tốt, chúng sẽ cai trị “với người kế vị, người này chắc chắn không có cùng những lý do tưh ái để tự sát.” Kế tluận lạc quan sau đây lôi cuốn lòng tin của mọi người trong Ủy Ban: “Việc giữ nguyên ngôi vi Vua cùng với những lợi ích mà dân chúng sẽ được hưởng từ sự công bình, thanh liêm của chính thể do Pháp lãnh đạo, sẽ làm cho tên tuổi nước Pháp được tôn vinh và làm cho toàn xứ vui mừng tiếp nhận nền bảo hộ của Pháp.” Cao Huy Thuần, Sđd., tr.51.

          c.-/ Trường hợp thứ ba: Lần này, quái chiêu mỹ nhân được Vatican tái diễn bằng cách sắp xếp cuộc hôn nhân giữa ông Bảo Đại (1913- 1997) và bà Marie Therèse Nguyễn Hữu Thị Lan (1914-1963), một tín đồ Ca-tô ngoan đạo và là con nhà đại điền chủ Pierre Nguyễn Hữu Hào ở Gò Công được thực hiện vào năm 1934.

Nam Phương Hoàng Hậu thời con gái.

          Để cho chắc ăn hơn, cuối tháng 12 năm 1945, viên khấm sư đại diện của giáo triều Vatican tại kinh thành Huế là Tổng Giám Mục Antoni Drapier đưa ra đề xuất tính kế lâu dài là đưa Bảo Long, con chiên Ki-tô, lên ngài vàng làm tay sai truyền tử lưu tôn cho Giáo Hội La Mã cho ngôi vua. Sách sử ghi lại đề xuất này như sau :

          “28/12/1945 : Huế : Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là “gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophilende tous les annamites), và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3/ (1945) (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi come le chef regulier avant le mars; DOM [Aix], CP 125). Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vị, và Nam Phương là Giám Quốc [Phụ Chính]” Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu (Houston, TX: Văn Hóa 1996), tr. 295.

          KẾ SÁCH 3 : Hù dọa hay khủng bố tinh thần các đối tượng mà giáo triều Vatican nhắm tới: Thủ đoạn này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại rõ ràng trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau :

          “Tháng 7 năm 1924, tại Đại Hội V Cộng Sản Quốc Tế, thanh niên Hồ Chí Minh lúc đó gọi là Nguyễn Ái Quốc, đã lên tiếng cảnh cáo chủ nghĩa thực dân bóc lột và vai trò của Giáo Hội trong chuyện này. Chỉ một mình Nhà Chung Công Giáo mà chiếm hết một phần tư đất trồng trọt ở Nam Kỳ. Phương thế chiếm hữu các đất đai đó rất là đơn giản: Dùng tham nhũng, hối lộ và cưỡng ép. Đây là một vài ví dụ rõ ràng. Nhà Chung lợi dụng khi mất mùa để cho nông dân vay tiền. Tiền lời cho vay rất nặng, nên con nợ sẽ không thanh toán nổi khi tới ngày trả, và như thế là đất cầm trở thành đất Nhà Chung. Giáo Hội không từ một việc nào để nắm những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với những tay tài phiệt để khai thác các vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm giữ những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa . . .”.

          “Ai cũng biết, những lời phê bình kể trên rất phù hợp với một phần sự thật. “Paul Mené trong cuốn “Pháp và An Nam Giữa Hai Lằn Đạn” (Paris 1928) không nói ngược lại. .Ông viết: "Hội Nhà Chung được tổ chức hùng mạnh ở Nam Kỳ. Nhà Chung rất giầu có, chiếm hữu nhiều vùng đất bao la và có nhiều bổng lộc quan trọng tại phần lớn các xí nghiệp địa phương, nhờ những khoản tiền vốn Nhà Chung bỏ vào đó, nhân danh Nhà Chung hoặc phần nhiều là qua trung gian người thứ ba. Trong thời gian Pháp xâm lăng Việt Nam, Nhà Chung đóng một vai trò quan trọng như ai cũng biết. Nhà Chung đã tổ chức một hệ thống tình báo hoàn bị, cung cấp tin tức cho biết tất cả những gì liên hệ tới những con người, những công ty, những công cuộc, những hành động và phương án chính trị tại Đông Dương. Nhà Chung đã đặt được người thân tín của mình vào tất cả các cơ quan, vào hầu hết các xí nghiệp tại các trung tâm lớn cũng như tận cùng những tỉnh xa xôi”.

          “Trong một báo cáo mật gửi lên Toàn Quyền Đông Dương, viên Thống-sứ Nam Kỳ đã trình với quan thầy rằng : “Không nên quên rằng từ những năm đầu cuộc chiếm đóng của chúng ta, Nhà Chung đã quan tâm chiếm cho được tại Nam Kỳ những tài sản khổng lồ. Nhà Chung có tất cả 28.500 hecta ruộng, không kể đất đai ở thành thị cũng như các bất động sản và của cải khác. Tại Miền Tây Nam Kỳ, Nhà Chung làm chủ vùng đất lớn rộng tới ba bốn hoặc sáu ngàn hecta”. (Sàigon 14-12-1934) Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 76-78.

          Những đối tượng nào đã lỡ nhận “phong bì vận động” do người đại diện của giáo triều Vatican trao cho rồi mà không thi hành điều giáo ước với họ, thì sẽ bị họ “hù dọa sẽ tố cáo" nhằm khủng bố tinh thần khiến cho đương sự khiếp sợ mà phải răm rắp làm theo ý họ.

          Thủ đoạn đại lưu manh và cực kỳ đểu cáng này của giáo triều Vatican cũng được Robert G. Ingersoll nói rõ tại sao người ta né tránh, không dám nói đến khu rừng tội ác trong kinh thánh và được Giáo-sư Trần Chung Ngọc ghi lại trong sách Công Giáo Chính Sử như sau:

          “Robert G. Ingersoll là một danh nhân của Hoa Kỳ, ông vừa là một Đại Tá, vừa là chính trị gia, diễn giả, nhà hùng biện, và nhất là, một nhà tư tưởng tự do (Freethinker) lỗi lạc của Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Ông có tên trong lịch sử Hoa Kỳ, trong Tự Điển, trong Bách Khoa Tự Điển, trong Tự Điển điện tử (CD-ROM, Grolier Electronic Publishing, 1997) và những tác phẩm của ông có trong mọi thư viện ở Hoa Kỳ. Đoạn trích dẫn sau đây chỉ là chưa đầy 2 trang trong số 27 trang của bài “thuyết giảng” tuyệt vời về Thánh Kinh :

          “Một người nào đó phải nói lên sự thực về cuốn Thánh Kinh. Những nhà giảng đạo [trong nước Mỹ. Trần Chung Ngọc] không dám vì họ sẽ bị đuổi khỏi các bục giảng. Những giáo sư đại học không dám, vì họ sẽ mất đi đồng lương. Các chính trị gia không dám, vì họ sẽ bị đánh bại. Các chủ biên không dám vì họ sợ sẽ mất độc giả. Các thương gia không dám, vì họ có thể mất khách hàng. Ngay cả những công chức thường cũng không dám, vì họ có thể bị đuổi. Vậy thì tôi nghĩ chính tôi sẽ phải làm việc này. Trần Chung Ngọc, Công Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999), 209.

          KẾT LUẬN :

          Vì đã có truyền thống hơn 6 thế kỷ đi chiếm hết các quốc gia trên thế giới này, trong danh nghĩa “mở mang nước Chúa”, Giáo Hội La Mã đã dày dạn kinh nghiệm và không bao giờ từ bỏ sự tham lam đó, nhất là các phương kế của họ đều thành công. Việc họ làm không phải một hai tháng, hay một hai năm, mà là hàng mấy chục năm, hoặc hàng thế kỷ, để rồi ngày nay, họ gần như thành công. Những tên cộng tác với Pháp trong lịch sử đã được bỏ qua hết các tội lỗi, chỉ còn lại những việc làm cho Vatican mà họ đã nhập nhằng thành “công lao đối với đất nước” và rồi được đặt tên đường phố để vinh danh. Hơn nữa, đang có những sự lấn chiếm đất đai của các giáo xứ, những miếng đất tốt lành đã ban cho họ xây dựng làm địa điểm thu hút khách du lịch tâm linh, như Núi Cúi chẳng hạn, những con chó sói khát máu ở Vatican không bao giờ bỏ qua bất cứ cơ hội nào để cướp đoạt, từ vật chất đến tinh thần trên đất nước ta. Nơi nào họ chiếm, họ cho rằng nơi đó thuộc về Vatican, cắm cờ Vatican lên làm hiệu, dù chính quyền không nghĩ như vậy. Những người hiểu chuyện làm sao không khỏi đau lòng ?

          Sau khi đọc Bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập do ông Trần Đức Cường làm chủ biên, và chú ý những giai đoạn liên quan đến thời Pháp đặt chân lên đất nước ta, tôi đã nhìn thấy chiều hướng lịch sử đang bị ảnh hưởng của các thủ đoạn của Vatican. Tôi đã viết bài nhận xét và gửi cho Viện Sử Học ngày 12 tháng 1, năm 2019. Cho đến nay, 16 tháng 7, 2020, tức là hơn 1 năm rưỡi, tôi vẫn chưa nhận được một lời xác nhận đã đọc thư của chúng tôi. Với cách hành xử thiếu nghiêm túc, xem thường tiếng nói người dân như thế, làm sao quí ngài có thể nói với nhân dân rằng “bỏ từ ngụy để cho khách quan, trung tính, để mọi người dễ chấp nhận, để tránh miệt thị, bỏ để hoà giải, hoà hợp dân tộc . . . ?”

          Chúng tôi là những người không có chút thế lực nào chống lưng, chỉ với tấm lòng của một người dân xót xa trước cảnh tiền đồ của tổ tiên để lại dần dà thuộc về tay của kẻ xâm lược Vatican một cách hết sức vô hình, vô tướng. Tuy vậy, chúng tôi vẫn mong được nói lên tiếng nói trung thực và thiết tha của mình.

          Mong hồn thiêng sông núi không phụ lòng thành của chúng tôi.

          Nguyễn Mạnh Quang

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Những ông cậu của vua tham quyền làm sụp đổ triều đại
Dưới Tầng Địa Ngục
Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa : Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị Ngày 16-9-1972
Nhắc Nhở Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm Nhân Ngày Hiệp Định Paris Được Ký Kết 20-07-1954
Lịch Sừ và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội Công Giáo La Mã - Mục X
Lật Lại Vụ Án Xử Từ Mấy Ngàn Sĩ Quan Việt Minh
Giáo Hội La Mã : Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
Những Thiếu Sót Và Sai Lầm Quan Trọng Trong Bộ Lịch Sử Việt Nam 15 Tập
Tháng 11 Rồi Sẽ Phải Qua Đi
Phan Châu Trinh - Việt Nam - và Nhật Bản
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3150210
Có -671 Khách Đang Online